7 cách để quản lý nhân viên tiệm Spa hiệu quả hơn

Quản lý tiệm Spa chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng, ngay cả trong thời điểm tốt nhất. Bởi lẽ, bạn sẽ phải luôn cân bằng giữa việc điều hành hiệu quả, thu hút khách hàng, và quản lý nhân viên giữa bối cảnh ngành Spa có nhiều cạnh tranh, thay đổi khốc liệt như hiện nay.

Bây giờ, chúng ta hãy tập trung vào vấn đề quản lý nhân viên. Nhân viên, hay thợ của tiệm Spa là cầu nối giữa dịch vụ và khách hàng, nếu không khơi gợi cảm hứng, và tạo không gian phù hợp để họ tập trung làm việc, bạn sẽ nhận được rất nhiều phản hồi tiêu cực và đánh giá tệ hại về tiệm Spa của mình.

Trong bài viết sau, chúng ta hãy nói về 7 cách để quản lý nhân viên tiệm Spa hiệu quả hơn. Khi làm theo những lời khuyên này, bạn sẽ nhìn thấy những thay đổi tích cực diễn ra trong tiệm của mình.

Vì sao cần quản lý nhân viên tiệm Spa hiệu quả

Với vai trò quản lý, bên dưới là một nhóm nhân viên, điều cần đảm bảo là nhân viên dưới quyền sẽ có mọi thứ họ cần để hoàn thành tốt công việc của mình. Đây không chỉ là phần mềm quản lý tiệm Spa phù hợp, mà còn là cảm hứng, để tạo ra động lực và giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình dưới tầm nhìn, mục tiêu mà bạn đã vạch ra.

Cách giao tiếp, ứng xử, mục tiêu công việc lẫn quy tắc và quy trình trong công việc cần được nêu ra cụ thể, rõ ràng. Cảm hứng công việc không chỉ là điều cần thiết, mà còn là yêu cầu cần phải có.

Lợi ích quản lý nhân viên hiệu quả

Là ngành dịch vụ, tập trung vào con người là điều cơ bản. Cụ thể là tương tác với nhân viên, khách hàng, hay các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài. Điều này đem đến những lợi ích thiết thực như sau.

Khách hàng hạnh phúc hơn

Nhân viên có động lực làm việc, và làm việc chăm chỉ sẽ tạo ra trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, qua đó cải thiện doanh thu và giữ chân khách hàng của mình.

Lượng nhân viên ổn định hơn

Khi nhân viên được ghi nhận thành quả xứng đáng, nhân viên ít có xu hướng nghỉ việc hơn. Tiệm Spa qua đó cũng sẽ giữ được nhiều nhân viên hơn, giảm đến 33% hao hụt do tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới. Do vậy, để có nhiều lợi nhuận hơn, để chi tiền cho nhiều khoản cần thiết hơn, hãy đảm bảo nhân viên ít muốn nghỉ việc hơn

Không gian làm việc thân thiện, tích cực hơn

Khi mọi người nhìn thấy mục tiêu công việc rõ ràng, việc phấn đấu và tạo ra hiệu quả cũng trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn. Đây là cách tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực, bầu không khí của tiệm trở nên thân thiện, lợi ích chia đều cho nhiều bên, cả người quản lý, nhân viên lẫn khách hàng khi đến tiệm.

7 cách để quản lý nhân viên tiệm Spa hiệu quả

Từ những lợi ích nêu trên, ta thấy được việc quản lý hiệu quả là cần thiết như thế nào với tiệm Spa. Hãy cùng xem xét tiếp các gợi ý cụ thể dưới đây, nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong công việc nhé.

Đào tạo nhân viên

Đầu tư vào đào tạo đầu vào, tuyển học việc có tay nghề là ưu tiên hàng đầu với tiệm Spa. Điều này giúp tiệm có thể phục vụ, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu, mong muốn của khách hàng khi đến tiệm, thông qua tay nghề có chuyên môn của nhân viên.

Tiệm Spa cần nắm vững chìa khóa của thành công trong ngành dịch vụ, đó là tính ổn định nhất quán. Tay nghề của nhân viên cần luôn vững vàng, xử lý tốt mọi tình huống gặp phải trong tiệm. Kết quả, chất lượng dịch vụ của tiệm sẽ luôn được duy trì và đem lại hiệu quả như mong muốn.

Đào tạo, cụ thể hơn là đào tạo nội bộ, sẽ giúp phổ biến cách sử dụng phần mềm quản lý, kỹ năng đến toàn nhân viên và chỉ dẫn cách họ phải hợp tác với nhau như thế nào. Một số nội dung đào tạo cần thực hiện:

  • Giá trị thương hiệu: Nhân viên cần hiểu giá trị sản phẩm, thương hiệu của tiệm Spa để ra sức bảo vệ trong quá trình làm việc.
  • Giao tiếp với khách hàng: Quy trình đón tiếp, lấy thông tin, chăm sóc, những điều nên và không nên nói với khách hàng…
  • Quản lý và vận hành dịch vụ, sản phẩm: Quy trình, liệu pháp cụ thể với từng dịch vụ, sản phẩm cần được phổ biến và đảm bảo mọi người thực hiện đúng.

Để đào tạo, người quản lý có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Hãy linh hoạt sử dụng các phương pháp, từ tài liệu, quan sát đến đào tạo trực tiếp; để đảm bảo rằng với từng người, từng cách tiếp thu thì mọi kiến thức, kỹ năng đều được học, hiểu như nhau.

7-cach-de-quan-ly-nhan-vien-tiem-spa-hieu-qua-hon

Đầu tư vào đào tạo đầu vào là ưu tiên hàng đầu với tiệm Spa, giúp đáp ứng được hết các yêu cầu từ khách hàng.

Họp nhân viên định kỳ

Giao tiếp là cốt lõi của quản lý hiệu quả. Nếu nhân viên của tiệm cảm thấy không chắc chắn về vai trò của mình, hoặc cần liên hệ ai để giải quyết các vấn đề gặp phải, sẽ rất khó đảm bảo rằng họ sẽ toàn tâm toàn ý cho công việc.

Một trong những cách giao tiếp hiệu quả, giữ sợi dây kết nối với nhân viên là tổ chức các buổi họp định kỳ. Sẽ có rất nhiều lý do để không tổ chức họp, không có gì mới, không hiệu quả, tốn thời gian, tập trung đông người… Nhưng hãy lưu ý rằng: cuộc họp là điểm đến, tiếp xúc của toàn bộ nhân viên. Ở đó, họ có không gian để cùng thảo luận, chia sẻ ý tưởng, thắc mắc công việc… và được giải đáp cụ thể từ người quản lý thì tâm lý làm việc sẽ thoải mái hơn.

Không dành thời gian cho các buổi họp, bạn sẽ không thật sự biết nhân viên đang gặp vấn đề gì, hệ quả là họ mất động lực làm việc, và cảm thấy không thể kết nối với tiệm Spa, dần dần dẫn đến việc không muốn gắn bó dài lâu.

Gợi ý cho bạn: Với vai trò quản lý tiệm Spa, không có nghĩa rằng bạn phải luôn điều hành các cuộc họp. Hoặc lên kế hoạch cho các nhân viên thay phiên nhau tổ chức buổi họp; hoặc trao quyền cho cấp dưới, và chỉ định tổ chức họp thay cho bạn thông qua các tính năng có trên phần mềm quản lý tiệm Spa.

Xem nhân viên là một phần của tiệm

Nhân viên cảm thấy gắn bó hơn khi thấy thành quả công việc của mình đem lại thành công cho tiệm Spa. Thật không may, nhiều tiệm Spa lại không thể hiện được sự kết nối này. Trong khảo sát của Gallup, chỉ 34% nhân viên cảm thấy gắn bó với công việc, đồng nghĩa rằng 2/3 còn lại là không muốn ở lại môi trường hiện có. Để ngăn chặn cảm giác tiêu cực này, hãy xây dựng các quy tắc sau trong tiệm Spa:

  • Yêu cầu phản hồi và phản hồi thường xuyên: Tiếng nói của nhân viên không được ghi nhận, phản hồi xứng đáng sẽ khiến họ cảm giác vô hình trong tiệm. Hãy xây dựng quy trình phản hồi rõ ràng, cả phía nhân viên với các vấn đề cấp trên giao xuống, và cả với những vấn đề họ đưa lên – cũng hãy lắng nghe và chia sẻ quan điểm cụ thể.
  • Cùng xây dựng KPI cho công việc: Cùng thảo luận và đặt mục tiêu, KPI cho cá nhân, và tập thể là cách tuyệt vời để tạo ra gắn kết. Thông qua việc cùng thảo luận, mọi người sẽ nhận thức rõ giá trị và năng lực của mình là như thế nào, đáp ứng được bao nhiêu với công việc. Giải pháp này cũng duy trì động lực làm việc, và cải thiện mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm.

Kết nối tích cực

Khen ngợi và công nhận có tác dụng tạo ra động lực và củng cố hiệu suất làm việc. Survey Monkey chứng minh lập luận này thông qua khảo sát, khi có đến 82% nhân viên tham gia khảo sát cảm thấy hạnh phúc vì được công nhận trong công việc. Một vài gợi ý để thực hiện:

  • Đánh giá cụ thể: Đừng khen sáo rỗng như làm vậy đúng rồi đó. Hãy đi vào cụ thể, để nhân viên biết rằng mình đã làm đúng như thế nào. Hãy nói X, cậu có cách giải quyết thật phù hợp, tôi đã nói chuyện với khách hàng Y và có vẻ như các tiệm khác không hiểu vấn đề và cung cấp được giải pháp thông qua phần mềm quản lý mà cô ấy gặp phải, cho đến khi gặp cậu trong tiệm của chúng ta. Điều ấy không chỉ là sự ghi nhận để họ thực hiện tiếp các hành vi tích cực trong tương lai, mà còn cho thấy bạn trong vai trò quản lý hiểu chuyện gì vừa mới xảy ra.
  • Thúc đẩy công nhận ngang hàng: Khuyến khích nhân viên thừa nhận đồng nghiệp, cả khía cạnh cá nhân lẫn chuyên môn. Điều này không chỉ thúc đẩy mối quan hệ cá nhân giữa các nhân viên, mà còn tạo ra tình đoàn kết, để hiệu suất tổng thể được cải thiện.
  • Đừng bỏ quên họ trên mạng xã hội: Hãy làm nổi bật họ trong các bài đăng truyền thông trên mạng xã hội. Nếu một nhân viên hoàn thành mẫu tóc hoàn hảo, hãy chụp lại và chia sẻ, gắn thẻ họ vào. Làm vậy sẽ nâng cao giá trị và tinh thần của họ. Bên cạnh đó, đây cũng là cách quảng cáo tuyệt vời, thu hút sự chú ý của khách hàng.

Gắn kết tập thể

Ngành Spa có tính độc đáo về cấu trúc nhân sự. Đa mô hình và cách thức hoạt động, bên cạnh xu hướng không cố định địa điểm, tạo ra thách thức không hề nhỏ để các nhân viên cảm thấy bản thân là một phần của tiệm. Khi có biến động, đa số nhân viên sẽ rời đi, chỉ một số ít sẽ ở lại và đồng hành dài lâu. Điều này tác động không nhỏ đến cấu trúc nhân sự của tiệm, cũng như sự gắn kết giữa các thành viên.

Dưới góc nhìn quản lý, bạn nên xem đây là vấn đề nghiêm trọng, bởi trong khảo sát của Simpli5, 30% nhân viên có ý định nghỉ việc vì môi trường, đồng nghiệp tiêu cực. Bởi lẽ, một khi họ cảm thấy môi trường không an toàn, đồng nghiệp không đoàn kết, thì họ không thể dành thời gian cho công việc.

Nhưng cũng với góc nhìn quản lý, gắn kết tập thể là một khái niệm dễ hình dung nhưng khó triển khai. Nhưng nếu bạn chưa biết điều gì là phù hợp, hãy lập kết hoạch và cùng tham khảo ý kiến của mọi người, để tạo ra không gian và sự đoàn kết như mọi người muốn. Các hoạt động tập thể, cần sự chung tay của mọi người, hoặc tạo ra không gian chung để mọi người cùng sinh hoạt, là điều mà bạn có thể thực hiện, như là:

  • Ăn trưa cùng nhau. Bữa ăn chung là không gian tuyệt vời để mọi người ngồi lại với nhau. Loại bỏ sự chuyên nghiệp của công việc một cách tự nhiên, mọi người sẽ kết nối với nhau như những con người, thay vì đồng nghiệp như trước đó. Khi được xây dựng tích cực, không gian này sẽ giúp môi trường làm việc trở nên hài hòa, thân thiện hơn rất nhiều.
  • Hoạt động cộng đồng. Thông qua CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội), tiệm Spa sẽ đạt được nhiều giá trị tích cực như là tăng nhận diện thương hiệu, và sự thay đổi tích cực cho cộng đồng. Còn với nhân viên, họ sẽ có không gian để gắn kết, và cảm thấy tiệm Spa là một nơi đáng để làm việc dài lâu.
  • Hoạch định chiến lược. Việc được tham gia, đóng góp ý kiến trong buổi họp hoạch định chiến lược sẽ giúp nhân viên cảm thấy ý kiến của mình được coi trọng. Đó là giải pháp tuyệt vời để tạo nên sự đồng hành, gắn kết dài lâu tại tiệm Spa.

Giải quyết xung đột ngay

Không đội ngũ nào hòa hợp hoàn toàn, sẽ luôn có vấn đề, xung đột xảy ra. Nhiệm vụ của quản lý tiệm Spa, là phát hiện và giảm thiểu các xung đột nhiều nhất có thể, song song với việc hạn chế tác động của nó đến công việc chung của tiệm. Một số giải pháp để thực hiện như là:

  • Trung thực và cởi mở cần được khuyến khích. Hãy đảm bảo công bằng và tôn trọng là văn hóa của tiệm, đây là cách giúp cho các nhân viên cảm thấy sự tin và thoải mái khi chia sẻ vấn đề mà họ gặp phải với cấp quản lý. Thông qua đó, bạn sẽ dập tắt ngay vấn đề, xung đột khi nó chưa xảy ra.
  • Hành động sớm. Khi mầm mống cưng thẳng xuất hiện, hãy bước ra và giải quyết tình hình càng sớm càng tốt. Nếu không thực hiện sớm, vấn đề có thể kéo theo nhiều người không liên quan, và phát ngôn những câu không phù hợp, khiến sự việc trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn.
  • Xây dựng quy trình xử lý xung đột. Cụ thể hơn, là quy trình hòa giải, giúp các nhân viên tìm đến khi không thể cùng nhau giải quyết vấn đề. Một nhân sự thứ 3 tham gia hỗ trợ, người công tâm và không đứng về bên nào sẽ phân giải là một cách giải quyết tuyệt vời.

Cơ hội cho phát triển

Hãy cung cấp cơ hội cho tất cả nhân viên được phát triển kỹ năng chuyên môn. Sở hữu đội ngũ chuyên viên lành nghề đồng nghĩa tiệm có thể tính phí dịch vụ cao hơn, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để cải thiện lợi nhuận cho tiệm Spa.

Theo khảo sát của ITA, 76% nhân viên coi cơ hội phát triển là sự hài lòng hàng đầu với công việc. Bởi lẽ, đó là tín hiệu cho thấy người quản lý đánh giá cao năng lực, đề cao giá trị và nỗ lực cống hiến của các nhân viên, gián tiếp nó sẽ tạo ra lòng trung thành để tăng cường gắn kết cho nhân viên. Bên cạnh đó, các cơ hội phát triển cho người có tài năng sẽ biến tiệm của bạn trở thành nơi đáng mơ ước cho những người mới bắt đầu và muốn phát triển xa hơn.

Còn theo The Lounge Soho, việc có một kế hoạch đào tạo phù hợp sẽ giúp tiệm Spa thu hút và giữ nhân tài, nhân viên lành nghề. Các nhân viên chăm chỉ luôn muốn nhìn thấy lộ trình phát triển của sự nghiệp rõ ràng và khả thi, phù hợp với bản thân họ, cũng như được đầu tư, hỗ trợ từ người quản lý.

Cho nên, nếu bạn chưa tạo điều kiện cho nhân viên mình học tập và phát triển, hãy thử với những điểm sau:

  • Tổ chức các buổi họp đào tạo hàng tuần, hoặc định kỳ cho những kỹ năng nhất định, ví dụ như xử lý khiếu nại khách hàng.
  • Tạo không gian cho nhân viên chia sẻ kỹ thuật, phương pháp làm việc của họ, đặc biệt là những nhân viên luôn vượt chỉ tiêu.
  • Yêu cầu các doanh nghiệp mà có sản phẩm đang được tiệm bạn sử dụng đến tập huấn, chỉ dẫn sử dụng và gợi ý tối ưu dịch vụ hơn.
  • Tìm kiếm, cung cấp các gợi ý là các hội nghị, tập huấn chuyên ngành để nhân viên được cập nhật các xu hướng mới nhất.

Kết luận

Tựu trung lại, việc quản lý nhân viên của tiệm Spa không phải là điều dễ dàng như đi dạo trong công viên. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, phúc lợi, tin tưởng, tạo cơ hội cho nhân viên là chìa khóa để quản lý, gìn giữ và thu hút nhân viên tài năng cho tiệm của mình. Các gợi ý trên đây, bạn có thể thực hiện riêng lẻ, hoặc linh hoạt kết hợp để đem lại hiệu quả như mong muốn, giúp hiệu suất công việc được cải thiện và doanh thu của tiệm tăng trưởng rõ ràng.

(Theo Genbook)

Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm hệ thống? Đăng ký ngay hôm nay để dùng thử !