Hiểu đúng về công suất phòng khi làm khách sạn

Công suất phòng là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng bán phòng đang diễn ra như thế nào, có đem lại hiệu quả hay không. Blue Jay đã tìm hiểu, tổng hợp những nội dung đáng chú ý về chỉ số này để làm nguồn tham khảo, giúp các chủ khách sạn tính toán, ra quyết định vận hành chính xác hơn.

Công suất phòng là gì?

Theo Revfine, thì công suất phòng, hay công suất buồng là số liệu so sánh kết quả số buông phòng bán thành công và số buồng phòng hiện có của khách sạn, khách sạn. Công suất phòng có thể tính theo từng ngày, hoặc theo từng thời kỳ, giai đoạn nhất định.

Chỉ số này đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiện trạng hoạt động của homestay và khách sạn, khách sạn đang diễn ra như thế nào, bán được bao nhiêu phòng trên tổng số phòng hiện có. Từ chỉ số công suất phòng này, người quản lý sẽ có những biện pháp, chính sách về giá phòng hoặc dịch vụ đi kèm, nhằm kích thích hoặc thu hút việc bán phòng.

cong-suat-phong

Công suất phòng, hay công suất buồng là số liệu so sánh kết quả số buông phòng bán thành công và số buồng phòng hiện có của khách sạn.

Nhiều quản lý chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận, lượng khách đặt phòng nhưng không tính toán đến công suất phòng trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh. Điều này dễ dẫn đến những sai lầm, ảo tưởng hoặc nhận định sai lệch không đáng có. Công suất phòng có ý nghĩa rõ ràng trong việc nhận định nguồn lực hiện có (số lượng phòng) có được sử dụng hết hay không, và có thường xuyên quá tải hay không.

Không sử dụng hết phòng, tiềm ẩn rủi ro về hao hụt tài nguyên, bởi khách sạn vẫn sẽ phải tốn một khoản chi phí nhất định để duy trì hiện trạng của phòng ngay khi không có khách đến ở. Nếu điều này duy trì đủ lâu, trên một số lượng phòng đủ lớn, thì những chỉ số như doanh thu, khách đặt phòng cao cũng không thể nào bù lắp, và đem lại lợi nhuận như mong muốn.

Thường xuyên quá tải, sẽ dễ dẫn đến tình trạng overbooking, đây được xem là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến uy tín và doanh thu của khách sạn. Bởi nó không chỉ là vấn đề về cách vận hành, mà còn là trải nghiệm của khách hàng, bởi nếu họ cảm thấy không thoải mái với việc đặt phòng và đến ở, thì sẽ không có chuyện quay trở lại.

Công thức tính công suất phòng chuẩn

Công thức tính công suất phòng chuẩn là như sau:

  • Tính công suất phòng theo ngày: H = (Số phòng bán được trong ngày * 100%)/ Số phòng đáp ứng trong ngày.
  • Tính công suất phòng theo kỳ: H = (Số phòng bán được trong kỳ * 100%)/ Số phòng đáp ứng trong kỳ.

Trong đó:

  • Số phòng bán được trong ngày, trong kỳ do Bộ phận Tiếp tân, Sale OTAs thống kê.
  • Số phòng đáp ứng trong ngày, trong kỳ là tất cả những phòng đang sẵn sàng cho khách ở. Số này bao gồm cả những phòng đang được bán; và không bao gồm phòng đang hỏng, bảo dưỡng hay không dùng cho mục đích kinh doanh.
  • Ví dụ: Khách sạn của bạn đang có 10 phòng, ngày hôm nay bán được 4 phòng thì công suất phòng sẽ là: H = (4*100%)/10 = 0.4.

Một số mô hình khách sạn khác lại có cách tính dựa trên tỷ lệ phòng đáp ứng, hoặc không đáp ứng. Cụ thể:

  • Tỷ lệ phòng đáp ứng = Số phòng đáp ứng/ Tổng số phòng.
  • Tỷ lệ phòng đáp ứng được xây dựng nhằm cung cấp dự đoán chính xác biến động, khả năng đáp ứng phòng trong tương lai sẽ như thế nào. Theo đó, người quản lý sẽ có những chính sách phù hợp nhằm tối ưu công năng.
  • Ví dụ: Khách sạn của bạn đang có 10 phòng, sẵn sàng đáp ứng là 8 phòng thì tỷ lệ phòng đáp ứng sẽ là 8/10 = 80%.

Ngoài ra, còn một chỉ số khác mà người làm quản lý khách sạn nên theo dõi, đó là giá phòng bình quân của mỗi khách. Đây là con số trung bình, dựa trên tổng doanh thu lưu trú và số lượng khách đến trong một thời điểm nhất định. Cụ thể:

  • Giá buồng bình quân mỗi khách = Tổng doanh thu trong ngày/ Số lượng khách đang lưu trú trong ngày.
  • Con số này cho biết tổng quát về số lượng khách, thời gian lưu trú và số tiền thu về trên mỗi khách đến ở trong ngày. Đây là số liệu quan trọng, để người quản lý biết nên đầu tư như thế nào cho phù hợp và đem lại lợi nhuận hiệu quả.

Ngoài những chỉ số trên là phổ biến, thường gặp, thì còn một số chỉ số khác như giá buồng trung bình (tính theo doanh thu của ngày), thời gian lưu trú trung bình của mỗi lượt khách… cũng là những chỉ số mà người quản lý cần nắm rõ, để thấy rõ việc kinh doanh hiện tại đang như thế nào.

Công suất phòng chuẩn cho khách sạn là như thế nào?

Tính toán được công suất phòng cho khách sạn của mình rồi, hẳn bạn sẽ cần tìm hiểu để biết liệu con số này có đang phù hợp với mô hình của mình, có phải là con số chuẩn thể hiện việc kinh doanh đang hiệu quả hay không?

Trên thực tế, sẽ không có một công suất phòng nào chuẩn, áp dụng cho tất cả các mô hình khách sạn đang có, dù là tương đồng về quy mô, giá tiền hay trải nghiệm. Sự phù hợp giữa công suất phòng và mô hình đang có nằm ở việc bạn muốn bán phòng như thế nào, mô hình đang vận hành ra sao và sẽ cần bao lâu để thu hồi lại vốn.

Ví dụ, khách sạn của bạn đang có 10 phòng, đáp ứng được cho tối đa 26 người, 7 phòng đơn cho 2 người, 3 phòng dorm cho 4 người. Giá phòng đơn là 300.000 đồng cho mỗi đêm, giá phòng dorm là 50,000 vnđ/ người/ giường.

Tình huống thứ nhất, công suất phòng là 0.5, bán 5 phòng đơn (10 người) thu về 1.500.000 đồng cho mỗi ngày.

Tình huống thứ hai, công suất phòng là 0.7, bán 5 phòng đơn (10 người) và 2 phòng dorm (8 giường), thu về 1.900.000 đồng cho mỗi ngày.

Thoạt nhìn, chúng ta sẽ thấy tình huống thứ hai thì công suất phòng cao hơn, doanh thu cũng lớn hơn. Nhưng nếu đánh giá thêm mức giá bình quân cho mỗi khách, thì tình huống đầu là 150.000 đồng, và thứ hai là 105.000 đồng, thu vào ít hơn nghĩa rằng biên lợi nhuận sẽ thấp hơn, và khách sạn sẽ chịu rủi ro lỗ nhiều hơn.

Do đó, các khách sạn cần tính toán công suất phòng dựa trên tiềm lực tài chính, khả năng thu hồi vốn và sinh lời trong bao lâu của khách sạn để đánh giá và xây dựng công suất phòng cho phù hợp với mô hình của mình. Việc xây dựng công suất phòng chính xác, sẽ giúp người quản lý chủ động hơn trong việc xây dựng những chính sách giá, dự trù những rủi ro trong quá trình vận hành, để hạn chế thấp nhất những tình huống không đáng có.

Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm hệ thống? Đăng ký ngay hôm nay để dùng thử !