Kinh doanh khách sạn cần gì mùa Covid-19?
Làm cách nào để bảo vệ hoạt động kinh doanh khách sạn mùa Covid-19? Khi tính đến đầu tháng 7 vừa qua, số ca nhiễm virus Corona đã tăng hơn 187 triệu người trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 11 triệu ca đã phục hồi và có đến 215 quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng bởi Covid. Và tại Việt Nam, làn sóng Covid-19 thứ tư đang diễn biến vô cùng phức tạp, các khách sạn đang phải chống chọi rất khắc nghiệt để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình.
Tác động toàn cầu của Covid-19
Ảnh hưởng đầu tiên mà các khách sạn trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bị ảnh hưởng do hầu hết các khách sạn phụ thuộc vào số lượng lớn thị trường khách du lịch Trung Quốc chẳng hạn như Việt Nam phải chịu những tác động về việc hạn chế du lịch bởi Trung Quốc. Tổng cục Du lịch Việt Nam ước tính ngành du lịch của nước này sẽ giảm trong khoảng từ 5,9 tỷ đến 7,7 tỷ USD do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19.
Số liệu Covid-19 đến đầu tháng 07 năm 2021.
Hiện nay, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã lan rộng sang các thị trường du lịch trên toàn cầu như Italia và các trung tâm kinh doanh khu vực như Singapore và Hàn Quốc. Do đó, ngành công nghiệp khách sạn có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề không chỉ từ những hạn chế đi lại đối với khách du lịch Trung Quốc mà còn khách du lịch trong khu vực và trên toàn thế giới.
Việc nắm bắt thông tin, phân tích và lập kế hoạch trong thời điểm này là rất quan trọng đối với các chủ khách sạn đối mặt với với tình hình kinh doanh đầy thách thức, đặc biệt là khi gặp phải một vấn đề như Covid-19.
Vậy, chủ khách sạn có thể học được gì từ những lần suy thoái trước đó và họ cần làm gì điều gì để duy trì tình hình kinh doanh của khách sạn mình?
Ảnh hưởng Covid-19 đến lĩnh vực khách sạn trên toàn khu vực Châu Á –Thái Bình Dương
Năm 2003, virus gây hội chứng suy hô hấp nặng (SARS) đã lây lan cả khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Sự bùng phát đại dịch SARS gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành kinh doanh du lịch khi hàng loạt các tour đặt trước đó bị tạm dừng hoặc hủy. Mặc dù, sự lây lan của Hội chứng Sars kéo dài trong 4 tháng nhưng phải mất 8 tháng để khôi phục lượng khách đến du lịch và 18 tháng để thị trường khôi phục hoàn toàn.
Việc phục hồi, lấy lại thăng bằng trong kinh doanh khách sạn từ sau dịch SARS ở mỗi thị trường du lịch cũng khách nhau, chẳng hạn như Thái Lan trải qua "một cuộc tụt dốc suốt 5 tháng từ tháng 3 đến tháng 7, và tỷ lệ đặt phòng trên toàn thị trường đạt đáy chỉ khoảng 30% trong tháng 5 năm đó" trước khi phục hồi hoàn toàn.
Nhiều khách sạn phải đóng cửa, ngưng hoạt động vô thời gian trong giai đoạn dịch bệnh.
Sự bùng phát đại dịch Covid-19 sẽ kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp khách sạn trên nhiều quốc gia. Theo như ông Govinda Singh – Giám đốc điều hành Dịch vụ tư vấn và định giá tại Collier Internation nhận định rằng: Tại thị trường Singapore, nếu như sự bùng phát của đại dịch lây lan kéo dài trên nhiều vùng từ 3 đến 6 tháng thì công suất phòng có thể bị giảm sụt ít nhất từ 10% – 15% và có thể lên đến 65%.
Các biện pháp khắc phục tình trạng Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi nhanh chóng các ngành dịch vụ khách sạn. Việc ngăn chặn sự lây lan của Virus càng nhanh thì ngành du lịch trên toàn cầu cũng sẽ được phục hồi một cách nhanh chóng.
Trong khi phải đổi mặt với tỷ lệ đặt phòng ngày một giảm, đó cũng được xem như là thách thức đối với các nhà kinh doanh khách sạn. Những người chủ khách sạn cũng như những nhà quản lí không nên lo lắng trước sự biến động thị trường do sự ảnh hưởng của Covid-19. Tỷ lệ đặt phòng trong giai đoạn này chắc chắn sẽ tăng trưởng khá chậm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng và khẳng định rằng phát triển hoạt động kinh doanh sẽ sớm được phục hồi trở lại.
Các chủ cơ sở kinh doanh khách sạn nên cân nhắc trước mỗi hành động cũng như những kế hoạch nhằm thu hút gia tăng đặt phòng trong giai đoạn hiện tại như cắt giảm giá phòng quá mức cho phép để thu hút khách hàng nhưng không mang lại lợi nhuận kinh doanh hoặc tốn chi phí chi trả cho nhiều kênh phân phối không hiệu quả. Thay vào đó, chúng ta cần có cái nhìn lâu dài để có xây dựng chiến lược kinh doanh tốt nhất.
Khắc phục nhu cầu bị giảm sút và dự đoán doanh thu có thể phục hồi trở lại
Để giúp hiểu rõ hơn sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các từng chủ thể khách sạn riêng lẻ hay các tập đoàn, điều đầu tiên các nhà kinh doanh khách sạn cần làm là đánh giá lại vị trí của cơ sở kinh doanh cũng như kế hoạch phát triển khách hàng ở những quy mô vừa và lớn. Đối với các khách sạn với phần lớn thị trường khách chỉ từ một thị trường du lịch (như Trung Quốc) thì cần đa dạng hóa các hoạt động marketing để thu hút các nguồn khách hàng mới.
Khách sạn cần tính toán, dự đoán trước nhu cầu để ứng phó phù hợp.
Điều quan trọng khi khắc phục những khó khăn do ảnh hưởng từ Covid-19 là các chuỗi khách sạn cần phải tận dụng, khai thác các thị trường khách du lịch ở nhiều quốc gia trên toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm hạn chế những ảnh hưởng nặng nề ở quốc gia này hoặc quốc gia khác.
Đối với những khách sạn vừa và nhỏ, ảnh hưởng đầu tiên mà dịch Covid-19 tác động đến có thể thấy thông qua sự gia tăng lượng khách hàng hủy chỗ nghỉ cũng như các sự kiện đã đặt trước đó. Đối với những booking đặt phòng, cung cấp cho khách nhiều sự lựa chọn như bao gồm ghi chú thẻ tín dụng hoặc các gói ưu đãi chào mừng khách trở lại nhằm có thể giữ khách dài hạn. Đối với những hội nghị hay event, các hoteliers giữ liên hệ và tương tác với các đơn vị tổ chức sự kiện để trì hoãn, dời lại ngày tổ chức thay vì chấp nhận yêu cầu hủy của khách hàng ngay lúc đó.
Đối với các tập đoàn khách sạn lớn cần xem xét lại tình hình kinh doanh của tập đoàn và thị trường nguồn khách. Bằng cách đánh giá toàn bộ thị trường nguồn khách mà khách sạn đang cung cấp dịch vụ và nhận dạng tiềm năng cũng như nhu cầu của nguồn thị trường khách hàng trong thời gian tới. Sau đó, có thể đo lường lại một cách tổng quan về sự ảnh hưởng và đưa ra những chiến lược phù hợp.
Ví dụ cho thấy: Một chuỗi khách sạn ở Sydney chủ yếu phục vụ các khách du lịch nội địa và các khách đến từ Australia nên doanh thu của họ chỉ chịu một phần ảnh hưởng trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, một khu resort ở khu vực Đông Nam Á – nơi chủ yếu đón khách du lịch nước ngoài là Trung quốc sẽ thấy rõ rệt những thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19 gây nên. Khi nhận thức đươc vị trí địa lý của doanh nghiệp và nhu cầu thị trường nguồn khách, bạn có thế triển khai nhanh chóng các chiến dịch marketing để tạo ra những ưu đãi mới cho khách du lịch từ những thị trường nguồn khách thay thế.
Dự đoán nhu cầu của khách du lịch trong tương lai và xây dựng chiến lược phù hợp
Trên toàn khu vực, hầu hết các chủ khách sạn sẽ trải qua giai đoạn sụt giảm lượng đặt phòng đáng kể do sự hạn chế du lịch trong toàn vùng. Một cách để đối phó với tình hình này là thử giảm giá và tăng công suất phòng, nhưng điều này không được khuyến khích vì nhiều lý do. Sự gián đoạn quy mô lớn các thị trường du lịch toàn cầu do Covid-19 gây nên sẽ dẫn đến việc giảm nhu cầu chung, khiến cho hầu hết các khách sạn sẽ ít tăng giá trong suốt giai đoạn này.
Bởi lượng khách đi du lịch ở các địa điểm có phần giảm mạnh so với trước đây. Và chắc chắn rằng, việc cắt giảm giá sẽ không làm tăng nhu cầu du lịch một cách tức thời nếu mọi người đều bị mắc kẹt trong lệnh cấm đi lại – du lịch.
Bên cạnh đó, cần dự đoán nhu cầu của khách du lịch trong tương lai và xây dựng chiến lược phù hợp.
Cũng nên chú ý rằng việc giảm giá có thể mang lại sự tăng nhanh về số lượng đặt phòng nhưng chúng cũng có thể gây ra thiệt hại lâu dài cho bất kỳ khách sạn nào áp dụng chiến lược này. Việc khách sạn đối mặt với thị trường nhu cầu du lịch ngày một giảm bằng cách giảm giá phòng cũng là thách thức lớn đối với chính doanh nghiệp khách sạn khi nhu cầu tăng trở lại.
Các chủ khách sạn nên chú ý tập trung đến việc lập cơ hội cạnh tranh cho chính khách sạn mình bằng cách tổng hợp các báo cáo từ các dữ liệu dịch vụ như tỷ lệ thu mua và STR (tỷ lệ bán phòng).Các khách sạn cần phải điều chỉnh giá hợp lý theo xu hướng giá phòng chung trong địa bàn thành phố và thay đổi mức giá phù hợp với các đầu mối thị trường đang hợp tác.
Việc sử dụng một hệ thống quản lí doanh thu chặt chẽ và chính xác kết hợp với mô hình tự động đánh giá và phân tích về những điều sắp xảy ra (What–If Analysis) sẽ giúp các khách sạn đưa ra định hướng tốt nhất về thay đổi giá và các chương trình khuyến mãi.
Làm cách nào để bảo vệ hoạt động kinh doanh khách sạn mùa Covid-19?
-
Cắt giảm, hạn chế các khoản phí không cần thiết.
-
Cắt giảm nhân sự ở những vị trí không quan trọng.
-
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí.
-
Chuẩn bị các chiến lược khi khách sạn bước vào giai đoạn phục hồi nhanh chóng.
- Luôn trong tư thế sẵn sàng và chủ động trong việc dẫn đầu kinh doanh.
Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí
Khi đặt phòng giảm, các khách sạn cần linh hoạt và chủ động trong việc tiến hành kiểm soát các khoản thu chi một cách chặt chẽ, tránh những thất thoát. Tuy nhiên, các chủ khách sạn cũng cần cân nhắc về việc cắt giảm chi phí sao cho phù hợp, không làm ảnh hưởng đến việc duy trì kinh doanh và giá trị thương hiệu của khách sạn về lâu, về dài.
Khi đặt phòng giảm, các khách sạn cần linh hoạt và chủ động trong việc tiến hành kiểm soát các khoản thu chi một cách chặt chẽ, tránh những thất thoát.
Dựa trên một dự báo nhu cầu được cung cấp bởi hệ thống quản lý doanh thu mà qua đó có thể giúp khách sạn cải thiện tình hình kinh doanh bằng cách giảm bớt tình trạng phòng trống, tăng doanh thu và giảm chi phí. Với dự đoán đó, chủ khách sạn có thể xem xét được các khoản chi không cần thiết, các bộ phận nhân sự duy trì bị dư thừa. Chẳng hạn như công suất phòng thấp dẫn đến nhu cầu dọn phòng giảm, số lượng nhân viên lễ tân cũng giảm, nhân viên làm việc tại các khu vực nhà hàng, bãi giữ xe cũng hạn chế. Nhờ đó giúp chủ khách sạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn.
Chuẩn bị các chiến lược khi khách sạn bước vào giai đoạn phục hồi nhanh chóng
Mặc dù sự bùng phát dịch Covid-19 ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đặt phòng nhưng các khách sạn nên xem đây là một cơ hội để đánh giá lại tình hình kinh doanh của khách sạn mình. Khủng hoảng tạm thời như hiện nay có thể là thời điểm tốt để đào tạo lại nhân viên và đánh giá lại kế hoạch đầu tư khách sạn hướng tới mục tiêu thành công lâu dài.
Chuẩn bị các chiến lược khi khách sạn bước vào giai đoạn phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, việc cấm đi lại du lịch ở hiện tại sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tăng cao khi thị trường du lịch mở cửa trở lại. Khi đó sẽ là cơ hội cho các khách sạn thu hút các thị trường khách du lịch mới và mở rộng hợp tác với nhiều công ty du lịch lữ hành trong và ngoài nước.
Luôn trong tư thế sẵn sàng và chủ động trong việc dẫn đầu kinh doanh
Có thể nói, đại dịch Covid-19 gây nhiều thiệt hại đển ngành du lịch và kinh doanh khách sạn. Do vậy, các chủ đầu tư cũng như các nhà quản lí khách sạn cần phải chủ động trong việc phát triển chiến lược kinh doanh nhằm đối phó những ảnh hưởng do Covid-19 gây nên. Các khách sạn cần tạo ra một danh mục đa dạng các nguồn thị trường khách hàng để đảm bảo cân bằng, giảm thiểu những rủi ro đặt phòng và điều chỉnh chiến lược giá của khách sạn một cách hợp lý.
Luôn trong tư thế sẵn sàng và chủ động trong việc dẫn đầu kinh doanh.
Với những kế hoạch trên cùng với việc đầu tư vào các cơ hội trong tương lai thông qua việc đào tạo nhân viên và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các khách sạn chắc chắn sẽ tăng được lợi thế cạnh tranh khi thị trường du lịch phục hồi và phát triển trở lại.
(Theo Tracy Dong)