Cơ hội và thách thức với khách sạn mùa dịch Covid-19
Cơ hội và thách thức với khách sạn mùa dịch Covid-19 là gì? Nếu như trước đây, sự tăng trưởng số lượng khách lưu trú cùng lợi nhuận gia tăng của các doanh nghiệp khách sạn luôn đều đặn theo từng năm thì giờ đây ngành du lịch đang phải đối diện với vô số đơn huỷ đặt phòng, hủy tour, vấn đề sụt giảm doanh số trầm trọng và phải gồng gánh chi phí vận hành để duy trì doanh nghiệp. Liệu đâu là lời giải cho bài toán đau đầu này?
Thách thức với khách sạn trong mùa dịch Covid-19
Covid–19 đã gây ra sự ảnh hưởng thực sự nặng nề lên toàn bộ các ngành nghề và nền kinh tế thế giới trong năm 2020 và chưa hề có dấu hiệu sụt giảm trong năm 2021. Đại dịch liên tục bùng phát khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, ngành dịch vụ lưu trú khách sạn cũng không ngoại lệ. Những người chủ và quản lý khách sạn đang phải đau đầu vật lộn với những hàng tá những thách thức, đáng kể đến sau đây.
Ảnh hưởng lớn đến chi phí vận hành doanh nghiệp trong đại dịch
Theo thống kê của Tổng cục Du Lịch Việt Nam, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống Quý I/2020 giảm 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội… đều giảm từ 15% đến 30% doanh thu.
Con số trên đã cho chúng ta thấy được sự ảnh hưởng nặng nề của Covid 19; đối với các chủ doanh nghiệp, quản lý khách sạn việc vận hành một doanh nghiệp gồng gánh qua thời điểm khó khăn trong khi vẫn phải chịu các chi phí khác như tiền thuê đất hay khách sạn, chi phí điện, nước, lương nhân viên, khấu hao tài sản… là bài toán khó tìm ra lời giải.
Do vậy, giải pháp tạm thời của các khách sạn là giảm thiểu đội ngũ nhân sự vận hành, thắt chặt, tiết kiệm các chi phí điện, nước, các chi phí sinh hoạt khác. Nhưng chắc chắn rằng đây chỉ là những giải pháp tạm thời!
Doanh thu từ các nguồn khách ổn định bị sụt giảm nghiêm trọng
Theo thống kê tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước, nơi mà các nguồn thu chính của khách sạn là các kênh OTAs như Booking.com, Agoda, Traveloka… lượng khách đặt phòng cũng sụt giảm kể từ khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu.
Trong nước, các tour du lịch, lữ hành đều phải huỷ hết tất cả các chuyến tham quan, lưu trú vì chỉ đạo ngừng tiếp nhận khách du lịch và giãn cách xã hội của Chính phủ đã thật sự làm cho doanh thu và tình hình kinh doanh của khách sạn; thị trường vốn đã nhiều cung thiếu cầu nay càng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết.
Chiến lược khách sạn trong thời kỳ khủng hoảng không còn phù hợp
Đại dịch xảy ra trên toàn thế giới và ngay cả ở Việt Nam là điều chắc chắn không hề có trong bất cứ dự định hay kế hoạch kinh doanh dài hạn nào của các khách sạn. Vì vậy những ảnh hưởng của nó đã gây ra không ít khó khăn cho các chủ và nhà quản lý, các khách sạn có công suất phòng lớn vốn phụ thuộc rất nhiều vào các tour inbound, outbound của các đơn vị lữ hành hay các điểm tham quan, du lịch lớn như Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt.
Vốn là nơi tập trung hầu hết lượng đặt phòng qua các kênh OTAs nay cũng ghi nhận những sự sụt giảm lượng khách rõ rệt. Điều này làm xáo trộn và ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch kinh doanh của khách sạn và buộc người chủ cũng như quản lý phải tìm ra phương án để cải thiện tình trạng doanh thu.
Cơ hội với khách sạn trong thời kỳ khủng hoảng
Khách sạn mùa dịch Covid-19 đã chịu nhiều khó khăn, thách thức tại thị trường lưu trú Việt Nam cũng toàn thế giới. Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia quản lý khách sạn cho rằng đây là thời gian tốt để cùng nhìn lại, đánh giá tình hình, kế hoạch kinh doanh vận hành của doanh nghiệp trong suốt thời gian vừa qua để quản lý khách sạn hiệu quả hơn.
Tìm một hướng đi mới tinh gọn, tốt hơn và phù hợp hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp khách sạn thay đổi định hướng và có bài toán vận hành tối ưu hơn nữa trong tương lai. Hãy là người sáng suốt và bình tĩnh trong thời điểm này để tìm ra những cơ hội để có thể bứt phá sau khi dịch bệnh được khống chế. Chúng tôi điểm ra 3 cơ hội khách sạn có được trong giai đoạn khó khăn, hãy xem như đây là một thử thách cần vượt qua.
Tối ưu quản trị nhân sự với bài toán kinh doanh khách sạn
Cải thiện kỹ năng quản lý và nghiệp vụ cho nhân viên là cách các nhà quản lý khách sạn thường làm để nâng cao tay nghề và giúp tận dụng tối ưu hóa tiềm năng làm việc của nhân sự.
Thay vì trước đây các phòng ban được phân chia nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận như lễ tân, buồng phòng, kinh doanh, kế toán thì ngày nay đối với một số khách sạn, việc đầu tư cải thiện kĩ năng ở các bộ phận liên quan cho nhân viên, giúp nhân viên có thể đảm nhận nhiều vai trò một lúc không còn là khái niệm xa lạ.
Cần tối ưu quản trị nhân sự khách sạn trong thời kỳ khủng hoảng.
Nếu trước đây, khách sạn chỉ cần đào tạo để cải thiện kỹ năng cho nhân viên, một lễ tân thông thường chỉ đảm nhận vị trí Checkin hay Checkout, thì nay hãy đào tạo để họ có thể đảm nhiệm việc hỗ trợ đặt phòng, quản lý OTAs thay cho kinh doanh hay linh động tư vấn hỗ trợ khách hàng, đối tác muốn đặt phòng qua các kênh Website, OTAs.
Điều quan trọng hơn là hãy đảm bảo lễ tân của bạn có thể sử dụng và khai thác phần mềm quản lý khách sạn hiệu quả. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý tận dụng được hết khả năng của nhân sự mà còn tiết kiệm, tối ưu hoá những chi phí nhân sự không cần thiết, đặc biệt là trong mùa dịch Covid.
Tiếp cận công nghệ quản lý mới
Trước đây, nếu khách sạn vẫn còn vận hành công việc quản lý vốn tốn rất nhiều thời gian bằng bảng tính Excel, sổ sách số liệu, hay các hệ thống phần mềm buộc phải cài đặt trên desktop đã trở nên cồng kềnh và chậm chạp. Thì nay, mọi việc đã trở nên thuận lợi hơn với hệ thống đồng bộ, tự động hóa với công nghệ Cloud tiên tiến.
Mô hình hệ thống đồng bộ tự động hóa bằng công nghệ Cloud.
Thời đại 4.0 với những cải tiến về mặt công nghệ cũng là lúc các công cụ quản lý thông minh ra đời giúp cho người chủ khách sạn quản lý, theo dõi tình trạng kinh doanh linh động, trực quan hơn trước. Một công cụ quản lý thông minh phải thực sự tự động hóa hầu hết các thao tác của các bộ phận liên quan trong sơ đồ vận hành của khách sạn. Ví dụ như nhận đặt phòng, cập nhật ngay tình trạng đổi phòng, hủy phòng của khách từ mọi kênh OTAs, Website hay Booking Engine.
Những người chủ khách sạn, nếu đang đối diện với bài toán cắt giảm nhân sự, thì hãy cân nhắc việc bổ sung vào sơ đồ vận hành hệ thống thông minh tự động hóa, để có thể làm cùng lúc nhiều công. Đây là giải pháp tối ưu nhằm đảm bảo cho việc hoạt động của khách sạn không bị gián đoạn bởi sự quá tải công việc, hậu quả từ việc cắt giảm nhân sự.
Đa dạng hoá đối tượng khách hàng từ online, offline, tiếp cận thêm nhiều tập khách khác nhau
Khách sạn mùa dịch Covid-19 tiếp cận khách hàng theo định hướng kinh doanh trước đây của Khách sạn đã không còn hiệu quả. Đối với khách sạn vốn phụ thuộc lớn vào từ nguồn cung của khách như lữ hành hay tệp khách Á, Âu từ OTAs thì nên có chiến lược bán đa dạng kênh và nhiều tập khách.
Tìm hiểu nhu cầu thị trường hiện tại và đưa ra những chính sách bán hợp lý trong tương lai sẽ giúp Khách sạn cải thiện tình hình kinh doanh.
Tạo thêm các kênh OTAs khác để tiếp cận thêm nhiều lượt khách du lịch trên Online; đánh giá, phân loại tập khách từ các nguồn để lựa chọn đơn vị OTA phù hợp.
Tạo các gói ưu đãi, khuyến mãi phù hợp với tập khách, nhu cầu hiện tại của thị trường; phân chia đặt phòng ngắn hạn và dài hạn để tối ưu hoá công suất phòng.
Cải thiện, tạo thêm các dịch vụ đặc trưng để quảng bá, thu hút du khách đến khách sạn. Lên kế hoạch tạo các nội dung bài viết, hình ảnh, video trực quan trên website khách sạn.
Gợi ý giải pháp tiếp cận cho khách sạn
Làm thế nào để tăng 20% khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn?
Tăng thêm khách đặt phòng trực tiếp với khách sạn từ Facebook, Google mà không phải mất phí hoa hồng cho các kênh OTA, nhờ việc sử dụng hệ thống đồng bộ Website và Booking Engine hiệu quả và mạnh mẽ của Blue Jay PMS.
Dễ dàng làm chủ các kênh OTA?
Cập nhật và hiệu chỉnh giá trên các kênh OTAs giờ đây sẽ được thực hiện chỉ trong 1 click với hệ thống phân phối phòng Blue Jay CMS; giúp khách sạn chấm dứt tình trạng Overbooking.
Kết luận
Có thể nói khách sạn mùa dịch Covid-19 chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn này là lúc thử thách các doanh nghiệp khách sạn. Và nhìn thấy cơ hội để đánh giá và tìm ra hướng đi mới cho việc lên kế hoạch kinh doanh khách sạn trong thời kỳ khủng hoảng này. Bên cạnh đó là việc tối ưu khả năng vận hành, đa dạng hoá thêm nhiều kênh phân phối phòng.