Công suất phòng khách sạn là yếu tố gián tiếp khiến tác động đến doanh thu của khách sạn. Chính vì thế, cần tìm hiểu và xác định những yếu tố tác động này để xây dựng chính sách bán phòng cho phù hợp.
Yếu tố mùa vụ và chính sách giá, bán phòng
Du lịch hay lưu trú lữ hành đều chịu tác động của mùa vụ, chính vì thế mà sinh ra khái niệm mùa du lịch cao điểm – thấp điểm.
Mùa du lịch cao điểm ở Việt Nam thường là từ tháng 7 đến tháng 9, bởi đây là lúc học sinh sinh viên được nghỉ hè, nên ba mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian với con cái hơn, cho nên dù thời điểm này không có nhiều ngày nghỉ lễ nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn để du lịch cùng nhau. Thời tiết cũng là yếu tố thuận lợi, khi mưa bão ít hơn, di chuyển hay du lịch sẽ ít gặp rủi ro hơn mùa mưa bão, các địa điểm tham quan cũng sẵn sàng cho việc đón khách. Bên cạnh đó, trùng với thời điểm kỳ nghỉ hè hàng năm các nước châu Âu, nên lượt khách quốc tế cũng có xu hướng tăng mạnh.
Du lịch hay lưu trú lữ hành đều chịu tác động của mùa vụ, chính vì thế mà sinh ra khái niệm mùa du lịch cao điểm – thấp điểm.
Mùa du lịch thấp điểm ở Việt Nam thường từ tháng 9 đến tháng 11, bởi đây là thời điểm học sinh sinh viên nhập trường, cha mẹ ít có thời gian cho con cái hơn, nên những chuyến du lịch cũng sẽ hạn chế. Tần suất mưa bão hàng năm ở nước ta trong giai đoạn này cũng lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch lữ hành.
Khi nắm bắt bài bản yếu tố mùa vụ, mùa cao điểm – thấp điểm để xây dựng chính sách giá phòng phù hợp, thì hiệu quả thu lại sẽ rõ ràng hơn. Bởi khi đó, chủ khách sạn sẽ tối ưu, tận dụng được nguồn thu ngay cả khi công suất phòng khách sạn không ổn định. Lấy trường hợp công suất phòng thấp nêu trên, nếu trong mùa thấp điểm mà khách sạn giảm giá phòng để kích cầu, mùa cao điểm tăng giá phòng để tối ưu nguồn thu cũng đều được xem là chính sách giá phòng.
Hiện nay, các khách sạn đang áp dụng các nhóm chính sách giá phòng như sau:
- Chính sách giá phòng theo thời gian lưu trú: theo giờ, theo ngày, qua đêm, sớm hoặc muộn hơn giờ checkin checkout…
- Theo thời gian vận hành: theo mùa (cao điểm, thấp điểm), mùa lúa chín, lễ Tết…
- Chính sách giá phòng theo số lượng khách: cá nhân, đôi, nhóm, quá số người quy định…
Bên cạnh chính sách giá phòng, còn có thêm cả chính sách bán phòng. Chính sách bán phòng thể hiện qua việc các Sale OTAs triển khai việc bán phòng, mức chênh lệch giá giữa các nền tảng bán hay khuyến mãi cho khách hàng trung thành.
Chính sách giá phòng khi được triển khai chặt chẽ, sẽ tạo nên sức hút và thúc đẩy hành vi đặt phòng, qua đó làm tăng công suất phòng khách sạn. Không một người khách nào lại bỏ qua, từ chối một đề nghị khuyến mãi vô cùng hấp dẫn từ khách sạn của bạn cả.
Do vậy, có thể xem chính sách giá, chính sách bán phòng là cách để người chủ, quản lý thể hiện sự quan tâm, đặt khách hàng lên vị hàng đầu khi phục vụ.
Gói bán phòng
Gói bán phòng là toàn bộ những gì khách hàng nhận được khi đặt phòng tại khách sạn của bạn. Nhiều người quản lý chỉ nghĩ đơn giản rằng, xây dựng hệ thống phòng rồi quảng bá thì khách hàng sẽ tự đến. Điều này chưa hẳn đúng, bởi nếu cùng mức giá, vị thế nhưng khách sạn của đối thủ có bữa ăn sáng, cho thuê xe với giá rẻ thì sẽ hấp dẫn khách hàng hơn.
Gói bán phòng tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
Nếu không có gói bán phòng, khách sạn sẽ phải chịu phí thấp hơn cho mỗi lượt bán phòng, nhưng rủi ro ít được khách hàng lựa chọn, ra quyết định sẽ cũng sẽ cao hơn. Do vậy, người làm quản lý cần cân nhắc, đánh giá để xây dựng chiến lược giá sao cho phù hợp với mô hình của mình, cũng như đa dạng hóa các gói giá để khách có được nhiều lựa chọn hơn. Nếu làm được như thế, khách khi tìm hiểu sẽ thấy khách sạn của bạn hấp dẫn hơn, đáng giá để lựa chọn đến ở hơn. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến công suất phòng khách sạn.
Bên cạnh gói bán phòng, nhiều chủ khách sạn còn tối ưu công suất phòng bằng cách giảm số lượng phòng trống xuống. Áp dụng công thức tính công suất phòng, nếu ta giảm số lượng phòng trống xuống gần bằng với số lượng phòng bán được mỗi ngày, thì công suất phòng khách sạn sẽ tăng lên. Không chỉ vậy, khách sạn còn có thể tiết kiệm được một khoản phí duy trì, vận hành những phòng trống nhưng không sinh lời. Từ đó gián tiếp tối ưu được nguồn lực tài chính, và thu lợi được nhiều hơn.
Tạo nên sự khác biệt
Người quản lý cần xác định sự khác biệt, cá tính của khách sạn mình khi triển khai, bởi đó là yếu tố quan trọng giúp khách hàng ghi nhớ, định vị và lựa chọn, quay lại khi có nhu cầu đặt phòng lưu trú.
Sự khác biệt của khách sạn vừa có thể là những thứ rõ ràng như không gian, thiết kế của từng phòng, khu vực sinh hoạt chung; hoặc khó xác định như chất lượng dịch vụ, sự hỗ trợ của nhân viên, bầu không khí tỏa ra… Những yếu tố này dù nhỏ nhất, hay chưa thể thấy ngay, đều đóng vai trò quan trọng, từng bước mà tạo nên sự khác biệt cho khách sạn theo hướng tích cực.
Chủ khách sạn có thể triển khai nhiều gói giá với nhiều loại dịch vụ khác nhau, đáp ứng cho từng ngân sách và nhu cầu riêng của từng nhóm khách hàng. Khi càng đa dạng hóa được gói dịch vụ, khách hàng càng có nhiều lựa chọn, khi ấy việc quyết định đặt phòng sẽ dễ dàng hơn.
Một khía cạnh khác của sự khác biệt, đó là tạo nên không gian đủ mới lạ, hấp dẫn cho khách đến checkin. Trên thực tế, một khách sạn có không gian, kiến trúc đẹp thì sẽ dễ dàng thu hút được nhiều người đến ở hơn. Chính vì thế, hãy tạo nên những điểm nhấn rõ ràng, bằng việc thiết kế không gian, kiến trúc cho khách sạn thật độc đáo và khác biệt.
Khi sự khác biệt được tạo ra, khách sạn cũng sẽ xây dựng được riêng cho mình phân khúc khách hàng phù hợp, đáp ứng những gì mà khách sạn mình có. Theo đó, công suất phòng sẽ dần được cải thiện, tăng trưởng tích cực. Nếu không thể đáp ứng được ngay, công suất phòng khách sạn sẽ chịu tác động, không cao như những gì người quản lý mong muốn.
Kênh bán phòng
Với mỗi khách sạn, sẽ có một mô hình bán phòng riêng biệt, có thể là offline, như cộng tác viên, khách địa phương hoặc xung quanh mình, khách quen; hoặc là online, qua OTAs, Facebook, Website…
Kênh bán phòng khi được xây dựng và quản lý chặt chẽ, sẽ giúp công suất bán phòng được cải thiện, gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, cứ không phải nhiều kênh thì công suất phòng khách sạn sẽ tăng, mà khách sạn cần đầu tư bài bản về nội dung, thông điệp truyền tải và cả duy trì kết nối với khách hàng tiềm năng.
Lựa chọn kênh bán phòng hợp lý, sẽ giúp tiếp cận đúng nhóm khách hàng tiềm năng của mình.
Cho nên, việc tận dụng nguồn lực từ các kênh bán phòng cũng đồng nghĩa với việc khách sạn phải quản lý chặt chẽ, có nhân lực và thời gian để vận hành và đem khách về cho khách sạn của mình. Còn nếu khách sạn không có nguồn lực để vận hành, thì hãy tham khảo các PMS để hỗ trợ đồng bộ đa kênh, quản lý OTAs tự động đa nền tảng. Thông qua đó sẽ tiết kiệm thời gian vận hành, mà hiệu quả đem đến lại rất rõ ràng, hiệu quả.
Chăm sóc khách hàng, dịch vụ chăm sóc
Bên cạnh việc thu hút khách mới, hãy tìm cách duy trì và khơi gợi sự quay trở lại với khách cũ. Bởi họ đã có một sự thân thuộc nhất định với không gian, phòng ốc của khách sạn bạn.
Trên thực tế, nếu được lựa chọn giữa một nơi quen thuộc nhưng chất lượng và một nơi xa lạ nhưng không rõ chất lượng, nhiều người sẽ chọn vế đầu tiên. Bởi vì một nơi thân thuộc sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, an tâm khi trải nghiệm hơn. Chính vì thế, quán quen, khách quen là những khái niệm được nhiều người làm kinh doanh nhắc đến và mong muốn xây dựng được.
Cho nên, hãy duy trì thái độ phục vụ ngay cả khi họ rời đi, có như thế, niềm tin vào khách sạn của bạn sẽ được duy trì, chia sẻ đến những bạn bè xung quanh nếu những người đó có nhu cầu. Khi ấy, bạn không chỉ có những review tốt trên các nền tảng OTAs, Fanpage mà mình đang gây dựng và giữ chân mỗi một vị khách khi họ ghé đến, mà còn tạo ra cả cộng đồng yêu mến khách sạn của mình.
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến công suất phòng khách sạn, khách sạn đã được làm rõ. Xác định được những yếu tố này cũng như sự tác độngt của nó, sẽ giúp các chủ khách sạn có những điều chỉnh, cân nhắc để tối ưu công suất phòng hiệu quả hơn. Một trong số các giải pháp như vậy, đó là sử dụng PMS để quản lý toàn diện cho khách sạn, khách sạn.