Khách no show là gì và làm thế nào để giảm tỷ lệ này?

Khách No show là gì và làm thế nào để giảm tỷ lệ này?

No show là một tình huống không ai mong muốn của người làm khách sạn, làm giảm doanh thu và gây nên nhiều phiến toái. Vậy làm thế nào để giảm tỷ lệ này, hạn chế tối thiểu những thiệt hại không đáng có khi kinh doanh khách sạn? Cùng Blue Jay PMS tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau để được rõ hơn nhé.

Nhận diện khách No show

No show trong ngành dịch vụ được hiểu là những người khách đã đặt phòng, đặt cọc và chốt thời gian đến, nhưng cuối cùng lại không đến. No show đặt người làm dịch vụ vào một tâm thế bị động, không rõ sự xuất hiện của họ là khi nào, và có nên cho người khác nhận đặt phòng đó hay không.

Khách để xảy ra tình huống no show thường vì các lý do sau:

  • Khách không nhớ việc đã đặt phòng, có thể do đặt đã lâu quá hoặc do khách sạn không thông báo về việc đặt phòng thành công.
  • Khách gặp biến cố đột xuất nên không thể đến ở, ví dụ như đổi lịch di chuyển, đổi địa điểm công tác, hay rủi ro nghiêm trọng hơn là tai nạn, hỏng xe cộ trên đường…
  • Khách tìm được một gợi ý tốt hơn nên bỏ booking trước đó đã đặt mà không thông báo.

No–show

No show là tình trạng khách đặt phòng nhưng không đến.

Khách no show sẽ gây nên những tác động sau đến khách sạn:

  • Đặt lễ tân vào tâm thế bị động, không biết khách khi nào đến để chuẩn bị, sắp xếp cho phù hợp.
  • Khiến mọi người lo lắng vì không rõ khách có gặp phải chuyện gì trên đường hay không.
  • Gián tiếp tác động đến công suất phòng, tạo nên phòng trống, vì phòng hiện tại đang trong trạng thái chờ khách đến.
  • Khi tỷ lệ no show tăng, khách sạn sẽ chịu một thiệt hại vô cùng đáng kể, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận chung.

Quy trình xử lý tình huống no show chuyên nghiệp

Khách khi đặt phòng sẽ có 2 trường hợp rõ ràng: khách có đảm bảo và khách không có đảm bảo. Khách có đảm bảo là khách đã đặt cọc một phần, hoặc toàn bộ chi phí thuê phòng. Khách không có đảm bảo là khách không trả trước tiền cọc.

Xử lý tình huống no show với khách có đảm bảo

Với tình huống này, doanh thu của khách sạn sẽ không bị ảnh hưởng nếu lễ tân nhanh nhạy, xử lý đúng quy trình như sau:

Kiểm tra thông tin của khách, liên lạc xác nhận

Thông qua thông tin liên lạc, nắm tình hình hiện tại của khách đã đặt phòng, xác nhận việc khách có đến nhận phòng hay không. Khách sạn cần xây dựng quy tắc đón đợi khách trong bao lâu khi đến muộn so với thời gian đã thống nhất từ trước.

No–show

No show với khách có đảm bảo sẽ không tác động trực tiếp đến doanh thu.

Chuyển đổi tình trạng phòng hiện tại

Khoản phí trả trước thường được xem là bảo hiểm, đảm bảo rằng khách sạn không bị tác động nếu khách không đến. Thông thường, nếu khách đã đặt cọc nhưng không đến và báo trước một khoảng thời gian nhất định, thì khoản tiền đặt cọc này sẽ bị mất.

Do vậy, khách sạn cũng cần làm rõ thông tin, có chính sách phù hợp để không tạo cảm giác khó chịu, thiếu tôn trọng với khách hàng trong những tình huống nhất định.

Xử lý tình huống no show với khách không có đảm bảo

Với tình huống này, khách sạn cũng như lễ tân cần sẵn sàng trong trạng thái bán phòng khi quá giờ nhận phòng, để đảm bảo doanh thu không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kiểm tra khách đến trong ngày

Sẽ có một số trường hợp khách đăng ký thông tin là một đằng, nhưng thông tin cung cấp để chứng thực lại một nẻo, nên nếu lễ tân không chú ý thì sẽ tưởng rằng khách chưa đến. Do vậy, cần kiểm tra lượng khách đến trong ngày, đã nhận những phòng nào để xác nhận và loại trừ cho phù hợp.

No–show

No show thì khó khăn, tác động nhiều đến doanh thu hơn.

Chuyển đổi trạng thái sang phòng trống

Việc chuyển đổi trạng thái phòng trống nhằm tối ưu lượt hiển thị, tăng cơ hội khách đặt phòng mới, qua đó giảm đáng kể thiệt hại của khách no show gây ra. Cần lưu ý rằng việc chuyển đổi cần thực hiện sau một khoảng thời gian nhất định, không chuyển đổi ngay khi khách không đến kẻo gây nên những xáo trộn không cần thiết.

No show tuy là rủi ro, nhưng cũng là cơ hội để các khách sạn thử thách và tư duy vận hành cho hiệu quả hơn, để có thể tối ưu mạnh mẽ nguồn lực, đem lại giá trị nhiều nhất cho kế hoạch kinh doanh của mình. Để giảm tình trạng no show, các khách sạn có thể tham khảo giải pháp quản lý toàn diện Blue Jay PMS với nhiều tính năng, công cụ hỗ trợ vận hành cho các khách sạn.

Bạn đã sẵn sàng để trải nghiệm hệ thống? Đăng ký ngay hôm nay để dùng thử !